Người đẹp thường không chịu được khi thấy trên mặt mình có tì vết, trên mặt có mụn là tay muốn nặn, nhưng bạn hãy cẩn thận, nặn mụn là một vấn đề quan trọng, và cũng cần phải có phương pháp. Cùng tìm hiểu nhé.
Trước hết, bạn cần biết rằng: “Không phải bất kỳ loại mụn nào cũng đều có thể nặn được”. Để nặn mụn an toàn không gây hại cho làn da, bạn cần chú ý nhận biết loại mụn, thời điểm nên hoặc không nên nặn qua những thông tin dưới đây.
Mụn có thể nặn
- Khi mụn chín muồi: Lúc đó mụn mọc thành một hạt cơm trắng lớn hơn, nhân mụn trồi lên, xung quanh không bị sưng là có thể nặn được.
Mụn không nên nặn
- Mụn bị sưng và ửng đỏ: Nhưng không có hạt cơm trắng, hơn nữa sờ vào thấy cứng cứng, lúc này cách tốt nhất là bôi thuốc chống viêm, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây cho mụn hết viêm một cách tự nhiên.
- Mụn mọc thành từng dề: Dù có hạt cơm cũng không được nặn, chỉ nên bôi thuốc chống viêm. Với những loại mụn này, bạn cần nên nên đến bác sĩ chuyên môn để chữa trị.
Có rất nhiều loại mụn không nên tự nặn tại nhà!
Những lưu ý trước và sau khi nặn mụn
- Trước khi nặn mụn phải rửa mặt thật sạch và làm cho da mặt hòa hoãn, bôi nước trang điểm có tác dụng làm mềm chất sừng nơi chỗ bị mụn, làm vậy có thể giảm cơ hội bị viêm và dễ nặn.
- Có thể nặn mụn bằng tay nhưng trước khi nặn phải rửa tay thật sạch, tốt nhất là lấy khăn giấy sạch bọc đầu ngón tay lại. Làm vậy vệ sinh hơn, mà còn khó bị móng tay làm da tổn thương. Cũng có thể dùng que nặn mụn nhưng trước đó phải tiệt trùng.
- Sau khi nặn mụn, bạn phải dùng oxy già hoặc nước trang điểm có tác dụng tiêu viêm để rửa sạch miệng mụn.
Có thể bạn quan tâm:
– 5 ngộ nhận sai về cách chăm sóc da mụn trứng cá thường mắc phải