Phẫu thuật giảm cân có một số ưu điểm như giảm cân nhanh, trả lại vóc dáng thon gọn, duy trì được kết quả khá lâu dài ngay cả trong trường hợp dùng chế độ ăn uống kiêng khem, thuốc giảm cân không đáp ứng.
Ai có thể phẫu thuật giảm cân?
Thực tế phẫu thuật giảm cân cũng hàm chứa nhiều hạn chế cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi vậy phương pháp này chỉ dùng cho các đối tượng:
- Bị béo phì nặng, kèm theo các nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng như cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, ngưng thở lúc ngủ.
- Vì quá béo không thể thực hiện được chế độ lao động thể lực
- Đã áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem nhưng mang không hiệu quả hoặc hiệu quả không được như mong muốn.
Nói tóm lại, phẫu thuật giảm cân là biện pháp cuối cùng khi các liệu pháp khác không đạt hiệu quả.
Căn cứ vào quy mô và độ khó, phẫu thuật giảm cân bao gồm hút mỡ bụng được xếp vào loại trung phẫu, đại phẫu. Chỉ có thể thực hiện tại khoa phẫu thuật của bệnh viện có đủ trình độ, điều kiện kỹ thuật được cơ quan quản lý nhà nước cho phép, chứ không thể “làm chui” ở các thẩm mỹ viện tư nhân. Vì không nắm được 2 mặt này, bất chất mọi sự nguy hiểm đã cảnh báo, bất chấp chi phí, số người dùng phẫu thuật giảm cân vẫn tăng lên, đặc biệt tăng mạnh ở các nước phát triển (nơi có nhiều thẩm mỹ viện, bệnh viện tư được phép làm dịch vụ này).
Theo thông tư 41/2015/TT-BYT của Bộ Y Tế quy định, tất cả các ca đại phẫu lớn như phẫu thuật giảm cân phải được thực hiện tại bệnh viện có cấp phép của Sở Y Tế địa phương.
Theo thống kê, mỗi năm có hơn 100000 người Mỹ thực hiện phẫu thuật điều trị béo phì. Ở nước ta tình hình không đến mức như thế nhưng cũng có không ít người muốn đi phẫu thuật giảm cân mà không biết rõ lợi ích, nguy cơ của nó.
Thụy Điển, Anh đã làm một nghiên cứu về phẫu thuật giảm cân để đưa ra nhận xét, lời khuyên xác đáng. Với nghiên cứu thực hiện 77000 bệnh nhân béo phì. Kết quả chỉ ra rằng nguy cơ mắc các bệnh về ưng thư đại tràng ở những người đã từng phẫu thuật giảm cân cao gấp đôi so với người bị béo phì đơn thuần không trải qua phẫu thuật.
Tiến sĩ Jesper Lagergren, tác giả chính của cuộc nghiên cứu đã chỉ ra trong báo cáo được công bố trên tạp chí Annals of Surgery:
+ Béo phì gắn liền với rủi ro, ví dụ, dễ mắc phải các bệnh về ung thư bao gồm cả ung thư đại thực tràng, tuyến tiền liệt. Họ muốn thông qua phẫu thuật giảm cân để giảm các bệnh này. Tuy nhiên điều đó là không thành hiện thực. Đội nghiên cứu đã thu thập thêm thông tin từ 29 năm trở lại đây trong hồ sơ y tế, có hơn 77000 người ở Thụy Điển được chuẩn đoán là bị béo phì từ năm 1980 đến năm 2009. Khoảng 15 000 người trong số họ đã trải qua phẫu thuật giảm cân. Trong nhóm tiến hành phẫu thuật, 70 người bị mắc bệnh ung thư đại thực tràng. Tuy đó là một con số không cao nhưng nó là dấu báo hiệu nguy cơ mắc bệnh không thấp.
+ Lagergren cho rằng: Có thể sự thay đổi chế độ ăn uống đột ngột nhưng không đúng cách sau khi phẫu thuật chính là nguyên nhân làm tăng các bệnh trong cơ thể, về lâu dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi vì ruột đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, nên “có thể các vi khuẩn cư trú tự nhiên trong ruột đã thay đổi, biến dạng sau khi phẫu thuật và chúng trở thành nguy cơ gây ung thư trong tương lai”. Ông cũng không loại trừ khả năng trọng lượng dư thừa và tăng cân không kiểm soát sau khi phẫu thuật có thể tham gia vào quá trình gây nên ung thư.
+ Lagergren cho biết, kết của của nghiên cứu lần này sẽ giúp những người béo phì có những cân nhắc rõ ràng hơn trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật giảm cân. Tuy nhiên, theo ông, để cho chắc chắn thì “… chúng ta sẽ phải đợi thêm vài nghiên cứu nữa để đi đến câu trả lời thống nhất”.
Vì thế các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đi phẫu thuật giảm cân. Liệu mình đã đến mức cần phải phẫu thuật chưa, có thể áp dụng biện pháp giảm cân nào khác mà không cần tới phẫu thuật? Chuyên gia sẽ tham vấn, giúp người bệnh đưa ra quyết định đúng đắn.
>>Có thể bạn quan tâm: Lấy lại vóc dáng thon gọn sau 5 tuần ăn uống khoa học từ chuyên gia Mỹ