Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì? Béo phì, tăng cân hiện nay đang gia tăng với một tốc độ báo động, là nỗi ám ảnh của không ít người. Điều đáng lo ngại hơn là chúng còn ẩn chứa nhiều hiểm họa về sức khỏe.
Chúng ta thường nghe nói người bị béo phì có nguy cơ dễ mắc các bệnh về tim mạch, sỏi mật, xương khớp, tiểu đường, suy giảm trí nhớ, giảm tuổi thọ, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ và nguy cơ tử vong cũng cao hơn người thể trọng bình thường. Vậy những điều đó có chính xác không? Cùng chúng tôi kiểm chứng những thông tin đó qua bài viết dưới đây nhé.
#1 Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ tử vong
Vào cuối thập niên 80 của thế kỳ trước, có không ít học giả của các nước Âu Mỹ đã tiến hành điều tra nghiên cứu về nhân tố nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phát hiện mối liên quan giữa thể trọng và tỷ lệ nguy cơ tử vong có hình chữ J hoặc U, nghĩa là thể trọng quá thấp hay quá cao thì nguy cơ tử vong đều cao, nhất là những người thể trọng quá cao.
Các học giả Mỹ nghiên cứu cho biết: Những người có thể trọng thấp hơn thể trọng trung bình 10% – 20% có tỷ lệ tử vong thấp nhất, những người có thể trọng cao hơn thể trọng trung bùng 30% – 40% thì tỷ lệ tử vong tăng 40%, những người thể trọng cao hơn thể trọng trung bình 40% trở lên thì tỷ lệ tử vong tăng đến 90%.
Béo phì là mối đe dọa gián tiếp đối với tình trạng con người. Vì béo phì là nguồn gốc gây nên các bệnh đái tháo đường, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, những bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Mức độ mập phì càng nặng thì nguy cơ mắc các bệnh này càng tăng, từ đó nguy cơ tử vong cũng tăng cao.
Nói tóm lại, thể trọng càng tăng thì tuổi thọ càng ngắn. Như người ta thường nói: “Vòng thắt lưng càng dài thì vòng đời càng ngắn”.
#2 Béo phì dễ gây bệnh tim mạch
Béo phì là nhân tố gây nên nhiều bệnh về tim mạch như mạch vành, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não. Vậy tại sao béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Ở người béo phì, hàm lượng triglyceride trong máu tăng cao rõ rệt, do lượng triglyceride hợp thành ở gan tăng, cơ thể bài trừ triglyceride giảm, điều này hiện nay còn chưa xác định. Có thực nghiệm chứng minh bệnh nhân béo phì sau khi giảm thể trọng thì hàm lượng triglyceride, insulin và cholesterol trong máu cũng giảm.
Ở người béo phì mạch máu gia tăng, khiến dung lượng máu và lượng máu từ tim đi ra tăng. Nếu nhịp tim không tăng, thì lượng máu mỗi lần tim co bóp đưa đi phải tăng, như vậy lâu ngày sẽ dẫn đến cao huyết áp và tâm thất trái nở lớn. Nếu kịp thời giảm thấp thể trọng thì có thể phục hồi bình thường.
Béo phì ít liên quan trực tiếp với xơ vữa động mạch, nhưng ở người béo phì tỷ lệ mắc bệnh mạch vành thường cao. Ở nước Anh số người bị đột tử có đến 60% là liên quan đến bệnh mạch vành, nguyên nhân là do béo phì, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, rối loạn nhịp tim, tuần hoàn máu trở ngại.
Ở người béo phì nguy cơ tử vong của bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch tăng cao rõ rệt. Nhiều cuộc điều tra nghiên cứu cho biết những người khi còn nhỏ đã béo phì, sau khi trưởng thành tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với những người thể trọng bình thường.
Có một nghiên cứu 567 người đàn ông béo phì, trong đó có 84 người (15%) huyết áp tâm trương trên 15,3kPa; còn 1225 người đàn ông thể trọng bình thường, trong đó chỉ có 70 người (6%) huyết áp tâm trương trên 13,3kPa. Những người béo phì trước 10 – 20 tuổi sẽ có khuynh hướng bị cao huyết áp.
Một thống kê khác: Trong số trẻ béo phì 10 – 13 tuổi, có đến 19,7% số trẻ huyết áp tâm trương >=11,3kPa; những trẻ cùng tuổi thể trọng bình thường, chỉ có 9,2% số trẻ huyết áp tâm trương >=11,3kPa.
#3 Người béo phì dễ mắc chứng sỏi mật
Qua điều tra lâm sàng phát hiện bệnh nhân sỏi mật đa số đều béo phì. Tại sao người béo phì dễ mắc bệnh sỏi mật?
Tại vì ở người béo phì dinh dưỡng quá dư thừa, mỡ trong máu cao, để tiêu hóa mỡ, túi mật phải tiết ra nhiều mật. Túi mật gánh vác trách nhiệm nặng nề, đồng thời do cholesterol tăng cao, nên nguy cơ cholesterol kết sỏi trong túi mật cũng tăng. Hơn nữa, người béo phì thường hoạt động ít, đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để sỏi hình thành.
Tuy nhiên, bệnh sỏi mật liên quan mật thiết với béo phì chỉ là một biểu hiện, còn về cơ chế sinh bệnh thì vẫn chưa biết rõ.
>>Có thể bạn quan tâm: Sỏi mật vì giảm cân, sự thật hay đùa?
#4 Người béo phì dễ mắc bệnh đau khớp
Ở người béo phì tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp tăng sinh rất cao. Quan sát lâm sàng cho thấy trong số bệnh nhân viêm khớp có khoảng 50% trở lên là người lớn tuổi béo phì.
Ở cơ thể con người, khớp gối là khớp lớn nhất và phức tạp nhất. Xương bánh chè ở khớp gối là bộ phận làm đệm lót bảo vệ khớp gối. Một người có thể trọng 65 – 70kg khi đi lại, mỗi cm2 xương bánh chè phải gánh chịu áp lực 4,5kg; nếu thể trọng tăng đến 100kg, thì mỗi cm2 xương bánh chè phải gánh chịu áp lực đến 6,9kg. Khớp, gân, dây chằng và xương sụn gánh chịu áp lực quá lớn lâu ngày sẽ sinh bệnh.
Viêm khớp tăng sinh thường phát sinh ở khớp gối, khớp xương chậu, sống cổ và sống lưng. Bệnh phát từ từ, thời kỳ đầu có biểu hiện khớp xương ê đau, vận động đi lại không linh hoạt, ngồi lâu càng đau nhiều, hoạt động một tí thì đỡ đau, nhưng hoạt động nhiều lại cảm thấy đau khó chịu. Khi vùng khớp mọc gai xương, chèn ép gây tổn thương tổ chức mềm thì triệu chứng đau càng tăng. Nếu bệnh nặng, khớp xương sưng lên, bị biến dạng, hoạt động và đi lại bị hạn chế rất nhiều.
Người béo phì bị viêm khớp tăng sinh trưởng tạo thành vòng tuần hoàn ác tính. Khớp xương sưng đau hoặc bị biến dạng, thì hoạt động sẽ bị giảm; hoạt động giảm thì thể trọng càng gia tăng, khớp xương chịu áp lực càng lớn, khiến bệnh tình càng nặng thêm.
Do đó, người béo phì một khi bị viêm khớp, nên tìm cách giảm thể trọng. Khi thể trọng giảm, khớp xương bớt chịu áp lực, từ đó triệu chứng sẽ đỡ dần, vận động cũng tốt hơn.
#5 Béo phì với bệnh đái thái đường
Những người bị béo phì lâu ngày, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng cao. Có kết quả thống kê sau: Ở người bình thường, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 0,7%; ở người có thể trọng vượt quá thể trọng tiêu chuẩn 20%, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 2%; nếu thể trọng vượt quá thể trọng tiêu chuẩn 50% thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng đến 10%. Bởi thế người ta cho rằng béo phì có liên quan mật thiết với bệnh đái tháo đường, béo phì là một trong những nhân tố gây nên bệnh đái tháo đường ngoài tuyến tụy.
Tại sao béo phì dễ gây ra bệnh đái tháo đường? Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng ở người béo phì tế bào mỡ không mẫn cảm với insulin, để đáp ứng nhu cầu về trao đổi chất, tụy phải tiết ra một lượng insulin cần thiết tương ứng, nếu không đạt đến mức ấy, thì sẽ xuất hiện bệnh đái tháo đường. Ở bệnh nhân béo phì, do nhu cầu về insulin gia tăng, nên đã làm tăng thêm gánh nặng cho tụy, từ đó có thể dẫn đến phì tuyến tụy.